Website là gì? Tại sao cần có Website? Tìm hiểu từ A-Z về Website - Phần 1
Website là gì? Tại sao cần có Website? Tìm hiểu từ A-Z về Website - Phần 1
Trong thời đại mà môi trường số dần trở thành một thói quen, giúp chúng ta kết nối với thế giới, việc doanh nghiệp gia tăng sự hiện diện và mức độ tiếp cận trên đây là vô cùng quan trọng. Trong đó, website là một trong những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất. Vậy Website là gì, tại sao chúng ta cần nó, website của doanh nghiệp cần thể hiện như thế nào...v.v.? Hãy cùng NC Network tìm hiểu từ A-Z về Website nhé!
Website là gì?
Website là một tập hợp các trang web có chứa nội dung gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, v.v... liên quan tới một thương hiệu, công ty cụ thể. Website thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain), được phát hành trên Internet thông qua ít nhất một máy chủ (server).
Để dễ hình dung về website, hãy tưởng tượng bạn mua một mảnh đất và xây nhà, tương tự, bạn có thể xây website trên Internet. Tiếp theo, ngôi nhà của bạn sẽ cần phải có một địa chỉ duy nhất, không trùng lặp và website cũng thế. Điều này sẽ giúp cho mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm "ngôi nhà" của bạn.
Web page hay trang web là những trang mà bạn đọc hay đăng tải các nội dung trên web. Nội dung có thể đa dạng gồm văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, tệp file...v.v. Với website của riêng, bạn có thể làm được tất cả những điều trên và hơn thế nữa.
Tại sao doanh nghiệp cần sở hữu website?
1. Xây dựng ấn tượng chuyên nghiệp
Website thể hiện sự uy tín và chuyên nghiệp, giúp khách hàng tin tưởng vào thông tin liên quan đến doanh nghiệp và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Việc phát triển website đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể, điều này được đánh giá cao bởi khách hàng hiện nay.
2. Chuyển đổi khách hàng tiềm năng
Website đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập khách hàng tiềm năng từ nhiều nền tảng khác nhau về một địa chỉ uy tín và thực hiện những hành động cuối cùng (Ví dụ: Điền thông tin tư vấn, đặt mua...). Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc thuyết phục khách hàng thực hiện các hành động, doanh nghiệp cần đầu tư cả về content và SEO.
Đọc thêm: 11 bước cơ bản để xây dựng content cho website
3. Mở rộng khả năng hiển thị, tiếp cận
Năm 2023, trung bình mỗi ngày Google nhận được 3.5 tỷ lượt tìm kiếm. Nếu bạn không có website thì bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp cận tới khách hàng thông qua các bộ máy tìm kiếm và nhiều nền tảng khác.
4. Có giá trị lâu dài
Đầu tư xây dựng website mang tới giá trị cho bạn lâu dài. Khách hàng vẫn sẽ truy cập website để có những thông tin chuẩn từ bạn. Một số nội dung bạn đăng tải vẫn sẽ có hiệu quả sau nhiều năm, tiếp tục thu về những lượt truy cập vào website.
5. Kênh bán hàng trực tuyến
Một số thống kê gần đây cho thấy rằng dự kiến doanh số bán hàng của các trang web thương mại điện tử sẽ đạt 8.1 nghìn tỷ đô la vào năm 2026. Những con số này đạt được nhờ sự hiện diện của các website. Đây là lý do chúng ta đang thấy số lượng cửa hàng trực tuyến tăng lên trên toàn thế giới.
6. Nâng cao dịch vụ khách hàng
Khách hàng có thể chủ động tìm kiếm toàn bộ thông tin họ cần trên website, từ đó nắm được năng lực của công ty bạn. Khi đến giai đoạn tư vấn trực tiếp, đôi bên sẽ có thể tiết kiệm thời gian và tập trung trao đổi những vấn đề quan trọng hơn.
7. Tạo sự nổi bật trong thị trường
Website có thể giúp bạn trưng bày những gì tốt nhất, nổi bật, có tính cạnh tranh trong thị trường như thông tin về các dịch vụ, bộ nhận diện thương hiệu,v.v...
Website có những loại nào?
Để phân loại website, chúng ta có thể dựa trên 3 tiêu chí dưới đây:
1. Theo cấu trúc lập trình
Website tĩnh
Website tĩnh là một website có nội dung cố định thường được viết bằng HTML. Đây là một loại trang web cơ bản và không có mã lập trình tùy chỉnh cũng như tính năng động. Chỉ cần sử dụng các ngôn ngữ phía client như HTML và CSS để xây dựng trang web. HTML viết tắt của Hypertext Markup Language, bao gồm các thẻ để xây dựng cấu trúc của trang web. CSS viết tắt của Cascading Style Sheet, được sử dụng để làm cho trang web trở nên ưa nhìn hơn với màu nền, màu chữ, kiểu chữ, v.v.
Website tĩnh phù hợp hơn cho các doanh nghiệp nhỏ vì dễ xây dựng hơn và không đòi hỏi nhiều kỹ năng lập trình. Mỗi trang là duy nhất và được lưu trữ dưới dạng một tệp riêng biệt với các tính năng như siêu liên kết và hình ảnh.
Website động
Website động là một website mà nội dung thay đổi theo yêu cầu của người dùng. Nó không chỉ để đọc mà còn cung cấp nhiều tương tác và chức năng tương tác hơn. Những trang web này sử dụng ngôn ngữ phía client như HTML và CSS cũng như ngôn ngữ kịch bản phía server như ASP.NET, PHP, Java Server Pages (JSP), và Python để phát triển các trang.
Các website động tạo nội dung vào thời điểm chạy. Khi người dùng yêu cầu một trang web, máy chủ xử lý yêu cầu đó và cung cấp một trang web như là phản hồi. Các website động cũng tương tác với back-end database. Các website động truy cập thông tin từ database còn được gọi là database-driven website. Các website e-commerce và social media là hai ví dụ về website động.
Ưu và nhược điểm của website tĩnh và website động
2. Theo mục đích chính
Website cá nhân
Các chuyên gia sử dụng website cá nhân để mở rộng sự tiếp cận đối với khách hàng tiềm năng. Các nội dung chia sẻ trên trang cá nhân thường bao gồm mẫu/hình ảnh sản phẩm đã thực hiện, thông tin chi tiết về lĩnh vực chuyên môn, dịch vụ cung cấp, và lời mời tham gia vào các dự án cụ thể. Ngoài ra, một số người còn sử dụng website cá nhân để chia sẻ sở thích cá nhân của họ. Nhìn chung, website cá nhân được xem như một công cụ quảng bá cho cá nhân theo cách họ mong muốn.
Website doanh nghiệp
Website của doanh nghiệp được xây dựng với mục đích chính là cung cấp thông tin rõ ràng về mục tiêu và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thu hút các khách hàng và công chúng mục tiêu để xây dựng mối quan hệ làm việc lâu dài. Các nội dung chính cần được chia sẻ trên website doanh nghiệp bao gồm:
- Chi tiết về dịch vụ: Mô tả chi tiết về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, với những lợi ích và giá trị mà khách hàng có thể nhận được.
- Thông tin "Về Chúng tôi": Giới thiệu về lịch sử, bộ máy nhân sự, để tạo ra sự tin tưởng và hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp.
- Sứ mệnh/Giá trị cốt lõi/Mục tiêu doanh nghiệp: Đưa ra một tuyên bố rõ ràng về sứ mệnh, giá trị cốt lõi, và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, giúp khách hàng hiểu rõ về cam kết và phương hướng của doanh nghiệp.
- Lời kêu gọi hấp dẫn: Tạo ra một lời kêu gọi hấp dẫn và thuyết phục, khuyến khích khách hàng tương tác và hợp tác với doanh nghiệp.
- Thông tin liên hệ: Cung cấp thông tin liên hệ chi tiết để người dùng có thể dễ dàng liên lạc với doanh nghiệp như email, số điện thoại, tên người liên hệ, địa chỉ...
Bằng cách này, website không chỉ là một nguồn thông tin mà còn là công cụ mạnh mẽ để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng tiềm năng.
Website E-commerce
Để bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp sẽ cần đến website e-commerce (thương mại điện tử) và những yếu tố như: hình ảnh sản phẩm, mô tả sản phẩm, bảo mật cho giao dịch trực tuyến, các tính năng cá nhân hóa như sản phẩm đã lưu (ví dụ: Giỏ hàng của Shopee), danh mục yêu thích,... Ngoài ra, bạn có thể thiết lập vị trí và áp dụng mô hình dropship để cho phép bên phân phối thứ ba thực hiện quảng bá và ghi nhận đơn hàng.
Website tin tức
Website tin tức giúp doanh nghiệp/tổ chức mang tới những thông tin, kiến thức cho những người quan tâm. Một số đặc điểm của website tin tức là: Có cái bài tin tức (Trong đó mỗi bài hiện trên một trang), có tìm kiếm các chủ đề theo từ khoá, tag, trả tiền dành cho những bài viết chi tiết hơn (nếu có), đăng ký nhận thông tin định kỳ...
Website Social Media
Website Social Media giúp chúng ta kết nối với mọi người và chia sẻ mọi thứ cùng họ. Kiểu website này sẽ hỗ trợ bạn mở rộng vòng tròn xã hội, cập nhật mọi chuyện đang diễn ra trên thế giới. Hơn nữa, các nhà sáng tạo cũng có thể kiếm tiền nhờ sản xuất content.
Một website Social Media sẽ phải có: Các content được chia sẻ bởi mọi người, Hộp tin nhắn riêng tư giữa những người sử dụng, tính năng theo dõi và yêu cầu theo dõi, Chat và Live video, Hộp thông báo.
Ngoài ra, còn có những loại website khác như website wiki/database (dùng để tra cứu), website sự kiện (xây dựng cho một sự kiện cụ thể), website học tập (đăng tải các khóa học), website forum (một dạng social media)... Doanh nghiệp có thể tùy ý xây dựng website theo mong muốn của mình, kết hợp các tính năng từ nhiều loại website khác nhau.
Còn tiếp...
Để truyền thông hiệu quả đến các đối tác từ Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, đặc biệt là Nhật Bản, doanh nghiệp đừng bỏ lỡ cơ hội gia nhập hội viên của EMIDAS: Cổng thông tin uy tín hàng đầu về ngành sản xuất chế tạo tại thị trường Nhật Bản và vươn tầm quốc tế.
Hãy tận dụng EMIDAS để tìm kiếm, giới thiệu thông tin về doanh nghiệp và tham gia vào mạng lưới với hơn 40,000 doanh nghiệp ngay tại đây.