Mách nhỏ chiến lược Marketing B2B hiệu quả, tăng tiếp cận khách hàng
Marketing B2B không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, giúp hợp tác, kết nối sản phẩm/ dịch vụ với người tiêu dùng. Vậy Marketing B2B là gì, giữ vai trò ra sao? Có những chiến lược điển hình nào? Cần lưu ý gì khi xây dựng chiến lược B2B Marketing hiệu quả? Cùng NC Network khám phá ngay chủ đề thú vị này trong bài chia sẻ dưới đây!
Marketing B2B là gì? Đặc điểm của Marketing B2B
Trước khi tìm hiểu về Marketing B2B, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một vài thông tin cơ bản về B2B. Hiểu đơn giản, B2B- Business To Business là hình thức kinh doanh hay giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Càng ngày, mô hình B2B càng phát triển và phổ biến, nhất là khi các doanh nghiệp dần đẩy mạnh kinh doanh qua website thương mại.
Từ định nghĩa về B2B, bạn đọc chắc có thể hình dung ra Marketing B2B là gì? Thực tế, Marketing B2B là quá trình tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến doanh nghiệp hoặc các khách hàng tổ chức. Để tránh nhầm lẫn giữa mô hình B2B với B2C (Business to Customer), bạn đọc cần nắm rõ một số đặc điểm riêng biệt của Marketing B2B dưới đây:
Hướng đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp khác, có thể công ty mua sản phẩm/dịch vụ để sử dụng hoặc phân phối lại cho đại lý nhỏ và người tiêu dùng.
Hướng đến cá nhân có tiếng nói, chủ động đưa ra quyết định trong tổ chức như Giám đốc điều hành, trưởng phòng, quản lý, trợ lý hoặc người hiểu biết chuyên môn.
Thường sử dụng các kênh tiếp thị truyền thống như hội chợ, tạp chí chuyên ngành hoặc giao dịch trực tiếp.
Giá trị đơn hàng lớn và tốn nhiều thời gian để hoàn tất mọi thủ tục.
Lợi ích của Marketing B2B đối với doanh nghiệp
Những lợi ích mà Marketing B2B mang lại cho doanh nghiệp phải kể đến như:
Gia tăng doanh số: B2B Marketing giúp các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng doanh nghiệp lớn hoặc các đại lý với giá trị đơn hàng cao.
Giảm thiểu chi phí: Đa số các doanh nghiệp có thể liên hệ và mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp chính thức với giá sỉ cùng mức chiết khấu cao.
Tăng chất lượng sản phẩm/ dịch vụ: Quy trình kiểm soát chất lượng khi thực hiện mô hình Marketing B2B vô cùng chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh: Nhiều doanh nghiệp B2B bán hàng dựa vào mối quan hệ lâu năm trong ngành, không chú trọng vào các chiến lược marketing. Nếu doanh nghiệp của bạn đi trước một bước, áp dụng chiến lược Marketing B2B vào kinh doanh thì nhất định sẽ có nhiều lợi thế tốt hơn so với đối thủ.
Các loại hình Marketing B2B dành cho doanh nghiệp
B2B Email Marketing
Đây được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả để tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng B2B tiềm năng. Nội dung email chứa đầy đủ thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm/ dịch vụ của bạn cùng những lợi ích mang đến cho khách hàng. Để thực hiện chiến lược Marketing B2B hiệu quả bằng email, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
Tiêu đề email càng sáng tạo, thu hút càng tốt.
Đưa ra lời kêu gọi hành động cụ thể, rõ ràng.
Nội dung email nghiêm túc thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng.
B2B Digital Marketing
Một trong những phương tiện tiếp thị quan trọng của Marketing B2B nhất định phải nhắc đến chính là Digital Marketing. Thông qua các kênh truyền thông kỹ thuật số như website, Mạng xã hội,... doanh nghiệp sẽ tiếp cận và kết nối với các khách hàng tiềm năng.
Để chinh phục thành công khách hàng thông qua Digital Marketing, bạn nên áp dụng các chiến thuật sau:
Xây dựng website: Đây là cách để khách hàng nhận diện thương hiệu và dần tìm đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn.
SEO: Áp dụng kỹ thuật tối ưu SEO onpage/offpage, đi backlink và chia sẻ website của bạn lên các trang mạng xã hội cũng là cách mở rộng khả năng tiếp cận với khách hàng.
Tạo chiến dịch quảng cáo: Dù là B2B hay B2C, các doanh nghiệp đều tận dụng chiến dịch quảng cáo hoặc công cụ tìm kiếm để tối đa hóa hiệu quả cho chiến lược Marketing B2B của mình trên nền tảng số.
Content Marketing
Content Marketing là phương tiện tiếp thị chính trong chiến lược Marketing B2B, cung cấp nội dung giá trị về doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng tiềm năng. Điều này giúp xây dựng lòng tin, mở rộng mối quan hệ, tạo sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Ngoài ra, Content Marketing B2B còn hỗ trợ SEO website hiệu quả, tăng khả năng chuyển đổi khách hàng đơn thuần thành khách hàng tiềm năng, thậm chí có thể trở thành người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
B2B Social Media Marketing
Có thể thấy, đa số khách hàng hiện nay sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm và mua bán hàng hóa. Vì thế, Social Media Marketing giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc chia sẻ nội dung chuyên môn, xây dựng, quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm/ dịch vụ của bạn đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, bạn nên kết hợp Social Media Marketing với các chiến lược kể trên.
Các bước xây dựng chiến lược Marketing B2B
Bất kể thị trường nào, doanh nghiệp của bạn cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ. Vì thế, để vượt qua đối thủ, giành được lượng khách hàng tiềm năng, bạn cần xây dựng chiến lượng Marketing B2B phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là 5 bước để lên chiến lược Marketing B2B chuẩn, bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Trước khi lên kế hoạch thực hiện bất kỳ chiến lược marketing nào, bạn cần thiết lập mục tiêu kinh doanh cần đạt được. Lưu ý, mục tiêu đưa ra cần cụ thể hóa, đảm bảo tính khả thi, tính thực tế và đo lường được. Đồng thời, đưa ra khoảng thời gian xác định để thực hiện mục tiêu đó.
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng
Như đã đề cập ở trên, nhóm khách hàng mục tiêu của Marketing B2B tập trung vào những người có quyền hành đưa ra quyết định trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần hiểu xác định chính xác về đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của banh nhất. Trả lời được các câu hỏi sau, bạn chắc chắn sẽ vẽ được chân dung khách hàng của mình:
Điểm đau của khách hàng là gì?
Bạn mang đến giải pháp hữu ích nào cho họ?
Sản phẩm/ dịch vụ của bạn có giúp giải quyết định "nỗi đau" họ đang gặp phải?
Họ thuộc tuýp người nào? Cách nói chuyện như thế nào?
Việc xác định đúng nhóm đối tượng cần hướng đến giúp không chỉ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến đúng người mà còn tiết kiệm chi phí, tăng tỷ lệ chuyển đối từ khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng hoặc người chắc chắn mua hàng.
Bước 3: Xác định các kênh tiếp thị và chiến thuật Marketing B2B
Từ mục tiêu và nhóm khách hàng đã xác định ở trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn cách thức và nền tảng tiếp cận khách hàng B2B phù hợp nhất. Một vài câu hỏi doanh nghiệp cần trả lời để dễ dàng xác định kênh tiếp cận khách hàng gồm:
Mỗi khi online, họ thường tìm kiếm thông tin ở kênh nào?
Những câu hỏi họ có thể sẽ nhập vào thanh tìm kiếm là gì?
Loại mạng xã hội nào nhiều khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng nhất?
Bước 4: Bắt tay vào thực thi
Bạn hãy áp dụng những cách làm tốt nhất, đúng đắn nhất cho từng kênh marketing trong chiến lược của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó thông điệp truyền tải quyết định lớn đến sự thành công của chiến lược. Vì thế, bạn cần viết những thông tin hữu ích đem giá trị cho người tìm kiếm kèm theo một vài lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, có chủ đích.
Bước 5: Đo lường kết quả, rút kinh nghiệm và cải thiện
Bước cuối cùng trong xây dựng chiến lược B2B chính là đo lường hiệu quả và rút kinh nghiệm để cải thiện. Thường xuyên đo, phân tích kết quả giúp doanh nghiệp biết được mình đã làm được gì và cần đổi mới gì để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, theo dõi chiến lược còn giúp bạn kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh, ảnh hưởng xấu đến khả năng hoàn thành mục tiêu, từ đó đưa ra cách giải quyết kịp thời.
Kết luận
Bài viết trên, NC Network đã chia sẻ những thông tin liên quan đến chủ đề Marketing B2B, hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những góc nhìn chi tiết và mới mẻ hơn về vấn đề này. Ngoài ra, để tăng khả năng tiếp cận các doanh nghiệp khách hàng, bạn có thể đăng tải thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của mình trên cổng thông tin doanh nghiệp sản xuất chế tạo Emidas. Đây là công cụ hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp sản xuất chế tạo của Việt Nam với những doanh nghiệp tiềm năng ở Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.
Về phía các doanh nghiệp nước ngoài, khi sử dụng trang web Emidas, họ có thể dễ dàng tìm kiếm đối tác tại Việt Nam dựa trên các trường thông tin được cập nhật bởi các doanh nghiệp bao gồm phân loại gia công, khu vực, vị trí cơ sở, công nghệ mới phát triển và sản phẩm công nghệ. Tham gia cổng thông tin doanh nghiệp sản xuất, chế tạo Emidas để gia tăng cơ hội tiếp cận doanh nghiệp Nhật Bản! Đăng ký tài khoản Emidas miễn phí tại link https://vi.nc-net.com/