Inbound Marketing - Xu hướng dẫn đầu thị trường

Inbound Marketing chắc hẳn không còn là thuật ngữ xa lạ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, rất ít đơn vị nắm rõ các giai đoạn của Inbound Marketing và chi phí cần trả khi thực hiện chiến lược này. Bài viết dưới đây, NC Network sẽ chia sẻ cho bạn đọc tất tần tật những thông tin quan trọng để bạn hiểu rõ hơn về Inbound Marketing. Cùng tham khảo nhé!

Inbound Marketing là gì? Ưu điểm của Inbound marketing

Inbound marketing là một chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng bằng cách mang đến những nội dung và trải nghiệm giá trị phù hợp với họ. Inbound marketing tạo ra các kết nối mà khách hàng đang tìm kiếm và đưa ra phương án giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. 

Điều này giúp khách hàng đạt được mục tiêu và nhận được giá trị họ mong muốn. Khi đó, họ sẽ chia sẻ với những người khác, gián tiếp giúp doanh nghiệp của bạn có nguồn khách hàng tiềm năng. Ưu điểm của phương pháp này chính là tiếp cận, thu hút khách hàng một cách tự nhiên, khiến họ thoải mái với các nội dung bạn mang đến và tự tìm đến doanh nghiệp. 

Đồng thời, Inbound marketing còn mang lại lợi ích như: 

  • Tăng traffic cho website của bạn (lượt truy cập) 

  • Tăng khả năng biến đổi traffic thành lead khách hàng tiềm năng. 

  • Tăng doanh số bán hàng. 

  • Tăng cường sự tin tưởng và mức độ gắn bó với thương hiệu của bạn. 

5 Giai đoạn của Inbound marketing

Để đảm bảo Inbound marketing mang lại hiệu quả cao, bạn cần nắm chắc 5 giai đoạn thu hút khách hàng trực tuyến của phương pháp này. Cụ thể: 

Thu hút khách truy cập vào website

Đa số người dùng sẽ tìm kiếm thông tin sản phẩm/ dịch vụ qua google, mạng xã hội và các blog. Vì thế, để thu hút họ đến với website doanh nghiệp của bạn, bạn phải thực hiện nhiều kỹ thuật khác nhau: 

  • Google: Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) để tăng khả năng hiển thị bài viết chứa từ khóa liên quan đến nhu cầu người dùng tìm kiếm. Từ đó, người dùng dễ dàng tiếp cận với website một cách tự nhiên, không tốn tiền quảng cáo. 

  • Các trang blog: Doanh nghiệp có thể lựa chọn chia sẻ thông tin trên blog, phổ biến nhất là wordpress để trò chuyện với khách hàng tiềm năng. Từ đó, dẫn liên kết inbound về website của bạn. 

  • Mạng xã hội: Bằng cách xây dựng một profile xịn sò trên fanpage facebook, instagram, linkedIn hoặc youtube chính thức của doanh nghiệp và truyền tải thông điệp mọi lúc mọi nơi trên MXH, bạn dễ dàng kết nối khách hàng với website của chính mình. 

Chuyển đổi khách hàng

Không phải lượt truy cập website nhiều đồng nghĩa với chuyển đổi tốt. Vì thế, trong bài chia sẻ của bạn trên website nên thúc đẩy mọi người hành động bằng những lời kêu gọi (CTA- call to action) mạnh mẽ bằng cách đăng ký nhận tin, điền form đăng ký hoặc đề nghị ấn vào link để sử dụng bản dùng thử. Nhờ sự tương tác này, doanh nghiệp có thể nắm bắt mong muốn khách hàng, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi từ khách truy cập thành tệp khách tiềm năng và dần thành khách hàng thực thụ. 

Tự động hoá tiếp thị

Mục đích chính của giai đoạn này là giao tiếp với khách hàng tiềm năng đến khi họ trở thành khách hàng thực sự thông qua hệ thống tự động. Hai kỹ thuật tự động hóa tiếp thị phổ biến nhất hiện nay doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng gồm: 

  • Leadscoring: Đây là quá trình gán giá trị cho mỗi khách hàng tiềm năng để đội tư vấn dễ dàng tiếp cận đến những người tương tác đầu tiên và loại bỏ các trường hợp không khả quan để tiết kiệm thời gian. 

  • Leadnurturing: Dựa trên đặc điểm của khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sẽ thiết kế các luồng tự động để gửi thông tin liên quan đến nhu cầu của họ. 

Lòng trung thành với thương hiệu

Sau khi chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, bước tiếp theo bạn phải khiến họ trở thành người bạn lâu năm của mình. Để xây dựng lòng trung thành của nhóm khách hàng, bạn đừng ngần ngại mà dành cho họ những ưu đãi và dịch vụ hậu mãi hấp dẫn nhé! 

Hãy nhớ rằng, một khách hàng thỏa mãn sẽ trở thành người quảng bá thương hiệu “miễn phí” cho doanh nghiệp. Nhờ đó, tệp khách hàng thực thụ của doanh nghiệp sẽ được mở rộng mà không tốn quá nhiều thời gian, chi phí chạy quảng cáo. 

Kiểm tra tiến độ và đo lường kết quả

Chiến lược Inbound marketing không thể hoàn thiện nếu doanh nghiệp thiếu kế hoạch đo lường và phân tích kết quả. Doanh nghiệp nên theo dõi tiến độ thực hiện và đo lường kết quả ở mỗi giai đoạn của chiến lược. Chẳng hạn đo lường số lượng khách hàng kỳ vọng, khách hàng tiềm năng, khách hàng thực thụ và tỷ lệ chuyển đổi ở mỗi kênh. Từ đó, xác định chương trình đang tiến hành có mang lại hiệu quả hay không? Chương trình nào cần loại bỏ để tối ưu chi phí và thời gian? 

Chi phí Inbound Marketing

Chi phí Inbound marketing bao nhiêu? Đây chắc hẳn là vấn đề được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm khi tìm hiểu về loại hình marketing này. Thực tế, không có con số chính xác về chi phí Inbound marketing, tuy nhiên Inbound marketing được đánh giá là rẻ hơn rất nhiều so với các hình thức marketing khác. Dưới đây là 8 loại chi phí khi thực hiện Inbound marketing In-house nhất định chủ doanh nghiệp phải nắm rõ: 

Thời gian 

Trước khi quan tâm đến vấn đề kinh tế, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời gian. Để thu về lượng khách hàng tiềm năng như ý muốn, bạn phải mất vài tháng để chạy Inbound marketing. Đặc biệt với những website mới xây dựng, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vì thế, Inbound marketing thực sự không phải là phương pháp tối ưu dành cho người bận rộn, quá ít thời gian và mong muốn nhận về chuyển đổi nhanh như quảng cáo. 

Chi phí lập kế hoạch 

Để chiến dịch Inbound marketing thành công, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cụ thể. Chẳng hạn:

  • Nhu cầu và xu hướng mua hàng của người dùng là gì?

  • Đề xuất giá trị và định hướng thị trường. 

  • Xây dựng thương hiệu và vạch hướng đi phù hợp. 

  • Mục tiêu thực hiện marketing là gì?

Trường hợp không tự xây dựng chiến lược Inbound marketing hiệu quả, vững chắc, doanh nghiệp nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành tư vấn chiến lược. Hoặc chi khoản tiền cho nhân sự tham gia khóa đào tạo xây dựng chiến lược Inbound marketing. 

Chi phí phần mềm marketing 

Đây không phải khoản phí bắt buộc nhưng sử dụng phần mềm sẽ giúp phân tích Inbound marketing dễ dàng hơn. Một số phần mềm bạn có thể lựa chọn như Hubspot, Infusionsoft,.... 

Những phần mềm này cho phép doanh nghiệp kiểm soát mọi khía cạnh của các kênh marketing và theo dõi tương tác người dùng. Chi phí để sở hữu phần mềm này tối thiểu khoảng $200/tháng, thậm chí có thể lên đến vài nghìn đô. 

Phí thiết kế website

Chắc chắn, khách hàng sẽ có ấn tượng tốt với website thiết kế đẹp mắt, giao diện dễ sử dụng. Nếu doanh nghiệp đã sở hữu một website chỉn chu, thân thiện thì chỉ cần điều chỉnh và update nội dung cuốn hút hơn. 

Trường hợp chưa có website hoặc trang web sơ sài, đơn giản và khó sử dụng, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị thiết kế web. Tùy từng nơi, mức giá thiết kế web sẽ có sự chênh lệch, doanh nghiệp nên tham khảo một vài nơi trước khi quyết định. 

Chi phí xây dựng nội dung 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn tự xây dựng đội ngũ content của riêng mình hoặc thuê một bên thứ 3 để viết nội dung cho website. Tùy thuộc vào độ dài của bài và hình thức làm việc cũng như lĩnh vực mà chi phí cho một bài content khác nhau. 

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 

Như đã đề cập ở trên, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay làm SEO chính là yếu tố quan trọng trong chiến dịch Inbound Marketing. Các khoản doanh nghiệp cần chi trả để thực hiện công việc này bao gồm:

  • Lương cho nhân sự kỹ thuật SEO toàn thời gian hoặc đội ngũ triển khai SEO làm từ xa. 

  • Chi phí chạy quảng cáo kết hợp với SEO để đạt hiệu quả nhanh chóng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chi trả khoản tiền lương cho người quản lý kênh social media, phí cho mỗi lượt click, lương nhân sự quản lý lượt click toàn thời gian,....

Kết luận 

Trên đây là các thông tin liên quan đến Inbound marketing, hi vọng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hình thức marketing này. Từ đó, lựa chọn xây dựng chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp. Ngoài tiếp cận khách hàng thông qua Inbound marketing, doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin sản phẩm/ dịch vụ của mình qua đơn vị trung gian như Emidas. Đây là công cụ hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp sản xuất chế tạo của Việt Nam với những doanh nghiệp tiềm năng ở Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Tham gia cổng thông tin doanh nghiệp sản xuất, chế tạo Emidas để gia tăng cơ hội tiếp cận doanh nghiệp Nhật Bản! Đăng ký tài khoản Emidas miễn phí tại link https://vi.nc-net.com/