Tiếng Việt
29
Tháng 12
2022

Xuất khẩu nhóm máy móc, thiết bị điện – điện tử chiếm tỷ trọng cao trong 10 tháng năm 2022

ncvn

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 10/2022 tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của Việt Nam đạt hơn 3,9 tỷ USD, giảm 5,75% so với tháng 9/2022 song tăng 7,03% so với với tháng 10/2021; chiếm tỷ trọng 12,86% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Tính chung 10 tháng năm nay, tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt 38,17 tỷ USD, tăng 27,65% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 12,2%. Trong đó, xuất khẩu máy móc thiết bị của khối doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) tháng 10/2022 đạt 3,66 tỷ USD, giảm 6,46% so với tháng trước nhưng tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước; chiếm tỷ trọng tới 93,71% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. 

Tổng trị giá xuất khẩu máy móc thiết bị của khối DN này 10 tháng năm 2022 đạt 35,48 tỷ USD, tăng 27,83% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 92,96% (cao hơn so với tỷ trọng 92,83% của 10 tháng năm 2021).

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 với tổng kim ngạch đạt 16,84 tỷ USD, tăng 26,06% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng tới 44,12% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Riêng trong tháng 10/2022, xuất khẩu máy móc thiết bị sang thị trường này đạt 1,73 tỷ USD, giảm 9,5% so với tháng 9/2022 và giảm 1,54% so với tháng 10/2021.

Xuất khẩu máy móc thiết bị sang khối thị trường EU-27 chiếm tỷ trọng cao thứ hai (chiếm 12,37%) đạt 4,72 tỷ USD trong 10 tháng qua, tăng 42,99% so với cùng kỳ năm trước. 

Tiếp đến là các thị trường: Trung Quốc chiếm 7,95%; ASEAN chiếm tỷ trọng 7,11%; Hàn Quốc chiếm 6,09%; Nhật Bản chiếm 6,03%; Anh chiếm 1,86%; Hồng Kông chiếm 1,84%; Ấn Độ chiếm 1,75%; Mexico chiếm 1,48%…

Đáng chú ý, xuất khẩu máy móc thiết bị sang một số thị trường trong 10 tháng năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 như: Angola tăng cao 1.256,18%; Brunei tăng 446,79%; Colombia tăng 236,96%; Thái Lan tăng 81,32%; Romania tăng 79,88%; Ả Rập Xê Út tăng 68,95%; Australia tăng 65,04%…

Về tỷ trọng kim ngạch, các thị trường có tỷ trọng tăng so với cùng kỳ 10 tháng là: EU-27 tăng 1,33%; ASEAN tăng 0,87%; Trung Quốc tăng 0,42%; Australia tăng 0,28%; Mexico tăng 0,25%… Ngược lại, các thị trường có tỷ trọng giảm là: Hàn Quốc giảm 0,94%; Nhật Bản giảm 0,92%; Hoa Kỳ giảm 0,56%; Nga giảm 0,32%; Hồng Kông giảm 0,28%…

​Bảng 1: Thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022

Nhóm máy móc, thiết bị điện – điện tử được xuất khẩu nhiều nhất trong 10 tháng năm 2022, chiếm tỷ trọng tới hơn 73% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. 

Trong đó, dẫn đầu là chủng loại thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến với tổng kim ngạch đạt gần 17,45 tỷ USD, tăng 58,25% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 45,71% tổng trị giá xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước (tăng mạnh so với mức tỷ trọng 38,99% của 10 tháng năm 2021). 

Tiếp đến là các chủng loại: Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh đạt gần 3,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 8,9%; ắc quy điện đạt 1,75 tỷ USD, chiếm 4,59%; động cơ điện và máy phát điện đạt hơn 1,49 tỷ USD, chiếm 3,92%…

Bảng 2: Tham khảo một số chủng loại máy móc, thiết bị xuất khẩu trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022

Bên cạnh đó, xuất khẩu nhiều chủng loại máy móc thiết bị trong 10 tháng năm 2022 tăng cao so cùng kỳ năm 2021 là: Thiết bị ghi thời gian tăng 3.536%; thiết bị tinh thể lỏng; thiết bị tạo tia laser; các thiết bị và dụng cụ quang học khác tăng 926,9%;các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến tăng 656,4%; thiết bị và dụng cụ dùng để hàn tăng 648,33%; các loại máy cán tăng 351,38%; động cơ đốt trong tăng 341,67%; máy quay phim và máy chiếu và linh kiện tăng 263,26%; nồi hơi, lò hơi các loại tăng 224,82%; máy chế biến công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống tăng 192,95%; rơ-moóc và bán rơ-moóc tăng 187,54%; máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xenlulo tăng 180,36%; máy nông nghiệp, làm vườn dùng để làm đất, trồng trọt tăng 179,56%…

Nguồn : Bộ công thương