1. Nhà mua hàng tìm kiếm theo những nguồn nào?
Trước khi lựa chọn được nhà cung cấp và đưa ra quyết định chọn lừa thì nhà mua hàng thông thường sẽ tìm kiếm nguồn thông qua 4 bước sau đây:
Bước 1: Xác định hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp
Đầu tiên doanh nghiệp của bạn sẽ cần phải xác định được các hàng hóa hoặc dịch vụ cần mua để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó cho công ty. Ví dụ như công ty muốn trang trí văn phòng với không gian xanh thoáng đãng. Vậy hàng hóa cần mua lúc này là hệ thống các cây xanh, hoa, tiểu cảnh phù hợp với không gian văn phòng. Hay công ty của bạn đang thiếu linh kiện để lắp ráp thì lúc này các công ty chuyên cung cấp linh kiện sẽ là sự lựa chọn phù hợp với công ty.
Bước 2: Tìm kiếm thông tin thông qua các nguồn
Sau khi xác định được hàng hóa để giải quyết mà vấn đề gặp phải, thì lúc này các doanh nghiệp sẽ cần phải đi tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau. Thông thường, các nhà tìm kiếm sẽ thông qua 3 nguồn sau để tìm kiếm nhà cung cấp:
-
Giám đốc hoặc trưởng phòng sản xuất/mua hàng trực tiếp tìm hiểu (đối với các công ty vừa và nhỏ).
-
Thông qua phòng mua hàng hoặc các công ty thương mại trong group (đối với các tập đoàn lớn).
-
Thông qua công ty thương mại linh kiện (một hình thức khá phổ biến ở Nhật).
Bước 3: Lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng
Sau khi tìm thấy một số nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá nhà cung cấp để lựa chọn ra đối tượng phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng cho doanh nghiệp có thể kể đến như mức độ uy tín, thời gian hoạt động trên thị trường, khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng hóa, dịch vụ.
Bước 4: Đánh giá và đưa ra quyết định
Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định ký kết hợp đồng thì 2 bên doanh nghiệp sẽ cần phải trao đổi với nhau thông qua hình thức online hoặc đến trực tiếp nhà máy. Để đánh giá được năng lực của nhà cung cấp thì cần phải xem chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ có tốt hay không hay thương hiệu nhà cung cấp, chính sách, dịch vụ sau bán hàng. Dựa vào báo giá, hoặc hàng mẫu,…. từ đó đưa ra quyết định xem nhà cung cấp có đủ năng lực đáp ứng được nhà mua hàng hay không.
2. Thông tin mà nhà mua hàng quan tâm
a. Thông tin về năng lực sản xuất của nhà máy
Năng lực của nhà cung cấp là điều thiết yếu để nhà mua hàng đưa ra quyết định lựa chọn ký kết hợp đồng hay không. Vậy nhà mua hàng sẽ cần những thông tin gì để có kết luận ban đầu về năng lực của nhà cung cấp đem lại liệu có tốt hay không?
Để nhà mua hàng tin tưởng vào năng lực mà nhà cung cấp đem lại, thì nhà cung cấp cần phải cung cấp đủ các thông tin sản phẩm mà doanh nghiệp có.
-
Thông tin sản phẩm: doanh nghiệp đã sản xuất những sản phẩm nào? Dung sai bao nhiêu? Kích thước như thế nào? Vật liệu là gì? Hình ảnh cụ thể của sản phẩm?…
-
Thông tin phân loại gia công: doanh nghiệp gia công, xử lý bề mặt,… theo hình thức nào?
-
Thông tin thiết bị: những máy móc doanh nghiệp đang sử dụng là loại gì? của hãng nào? số lượng là bao nhiêu?…
b. Mức độ tin cậy của thông tin
-
Mức độ đầy đủ: có đủ thông tin mà nhà mua hàng cần không, có được đăng tải ở nhiều kênh không (tăng khả năng tiếp cận trên Internet)…
-
Mức độ xác thực: thông tin của doanh nghiệp chính xác đến đẩu, có được đăng tải trên các nền tảng uy tín không? được đơn vị thứ 3 nào kiểm chứng thông tin không (ví dụ khách đã mua hàng, hay một tổ chức về thông tin doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp)?…
3. Số liệu thống kê mức độ tìm kiếm thông tin nhà cung cấp trên internet của nhà mua hàng
Trong đó lĩnh vực mà nhiều doanh nghiệp tìm kiếm thông tin chủ yếu liên quan về gia công cơ khí; ép nhựa; gia công kết cấu, dập; đúc, rèn; xử lý bề mặt; khuôn mẫu;….