NC Network xin chia sẻ thông tin hữu ích tới doanh nghiệp.
Hiện nay, ngành dệt may trên toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và thách thức nguyên nhân là từ tác động của dịch bệnh, lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sức mua của người tiêu dùng vẫn suy giảm… Mặc dù gặp phải những khó khăn thách thức nhưng tỷ lệ xuất khẩu của nước ta vẫn tăng cao và đạt 44 tỷ USD trong năm 2022 vừa qua.
Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt, tuy vậy bước vào quý III, thị trường bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm đơn hàng rõ rệt. Nguyên nhân là các thị trường lớn như Mỹ hay EU… lạm phát cao khiến người dân giảm chi tiêu đáng kể, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều nhất.
Ngoài ra, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam vẫn bị tác động bởi dịch COVID-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình trạng yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.
Đứng trước những khó khăn phải đổi mặt sau thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp dệt may trong nước ta đã bắt đầu tập trung đầu tư vào nghiên cứu phát triển nguyên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thay đổi để thích ứng với thị trường, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định, doanh nghiệp dệt may đã tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả các đơn hàng nhỏ để đảm bảo duy trì sản xuất và giữ chân người lao động, đồng thời nghiên cứu khả năng chuyển đổi mặt hàng theo nhu cầu thị trường, luôn sẵn sàng lực lượng sản xuất tốt nhất để đón những cơ hội khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam nhận định: “Trong điều kiện đơn giá giảm như hiện nay thì nhiều khách hàng có thể lợi dụng điều kiện này để có thể ký đơn hàng lâu dài với số lượng lớn, nếu doanh nghiệp không tính toán kỹ mà ký với họ ngay bây giờ thì sau này chúng ta chịu thiệt. Theo đánh giá, tình hình này không phải kéo dài mãi mà có thể mang tính tình thế trong một khoảng thời gian nhất định rồi sẽ ổn định trở lại. Do vậy, nếu các doanh nghiệp không cân nhắc kỹ vấn đề này thì có thể chịu thua thiệt trong việc ký đơn hàng lớn và lâu dài”.
Đứng trước những khó khăn trên thì năm 2023 ngành dệt may đưa ra hai kịch bản tăng trưởng. Theo đó, kịch bản thứ 1 là xuất khẩu dệt may có thể đạt 48 tỷ USD và kịch bản thứ 2 là đạt khoảng 45 – 46 tỷ USD.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc tiên phong áp dụng các công nghệ sản xuất xanh, sử dụng các sản phẩm có tính tái chế cao, xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Liên minh châu Âu hay Mỹ có thể giúp ngành dệt may Việt Nam tăng tính cạnh tranh và hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu.
Có thể thấy được rằng ngành dệt may đã trải qua năm 2022 với nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược, với nhiều bất định của thị trường và trong năm 2023, thị trường được nhận định còn nhiều biến động và khó khăn hơn. Vì là một ngành khá nhạy với nhu cầu thế giới, việc các doanh nghiệp chủ động chuyển hướng với các thay đổi từ thị trường sẽ quyết định nhiều đến việc giữ nhịp tăng trưởng trong năm 2023.
Nguồn: Sưu tầm